
Chế độ ăn kiêng ngược lại là chế độ ăn tăng dần lượng calo mỗi ngày, trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng, để thúc đẩy sự trao đổi chất. Điều này giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn trong suốt cả ngày.
Tóm lại, tức là sau khi giảm cân thành công, bạn cần ăn uống có kiểm soát và tăng dần lượng thức ăn trước khi ăn uống bình thường trở lại.
Điều này sẽ cho phép cơ thể và sự trao đổi chất của bạn “điều chỉnh” dần dần để bạn có thể tránh tăng cân khi ăn nhiều hơn.
Theo Healthline, tăng lượng calo nạp vào có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy nhiều hơn thông qua quá trình sinh nhiệt hoạt động không tập thể dục (NEAT). Ngoài ra, chế độ ăn kiêng ngược có thể bình thường hóa mức độ hormone như leptin, điều chỉnh sự thèm ăn, trọng lượng cơ thể.
Leptin giúp thúc đẩy cảm giác no. Nghiên cứu cho thấy leptin được sản xuất bởi các tế bào mỡ trong cơ thể. Khi lượng leptin giảm, sự thèm ăn sẽ tăng lên, giảm lượng calo đốt cháy. Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tháng ở 48 người, việc hạn chế calo làm giảm mức leptin tới 44%.
Chưa có nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của chế độ ăn kiêng ngược. Một trong những lý do chính khiến mọi người bắt đầu ăn uống có phương pháp là vì nó cho phép họ ăn nhiều thức ăn hơn, ăn nhiều bữa hơn trong ngày.
Chế độ ăn kiêng này cũng có nhiều nhược điểm và khó thực hiện. Vì mọi người sẽ khó đánh giá lượng calo trong mỗi bữa ăn.
Khi áp dụng chế độ ăn kiêng này, bạn cần nghiêm túc “cân đo đong đếm” từng calo của từng món ăn. Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng ngược lại chỉ tập trung vào lượng calo mà không tính đến các yếu tố khác. Giảm cân rất phức tạp, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố như giấc ngủ, căng thẳng và sự biến động của hormone cũng ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Những tác động này cần được xem xét.